Vị thái hậu quyền lực bậc nhất Thanh triều không được an táng suốt 37 năm

Theo quy định của nhà Thanh, phụ nữ trong hoàng tộc không được xây dựng lăng tẩm riêng, do đó di nguyện của Hiếu Trang Thái Hoàng Thái hậu đã khiến bà không được hạ táng trong suốt 37 năm.

Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu (1613 - 1688), tên thật là Bố Mộc Bố Thái, có nghĩa là "Thiên giáng Quý nhân". Tương truyền bà còn có Hán danh là Đại Ngọc Nhi.

Bà là một trong số các phi tần của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, thân mẫu của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế và là tổ mẫu của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Hoàng đế.

hieu trang dspl1

Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu. Tranh vẽ minh họa

Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu được biết đến là “đệ nhất mỹ nhân của tộc Mãn - Mông”, tinh thông cả ba thứ tiếng Mãn, Mông, Hán. Với tài trí và khả năng chính trị của mình, bà được sử sách tôn vinh là người có sức ảnh hưởng và đóng góp to lớn trong việc ổn định trong buổi ban đầu khi lập quốc của triều đại nhà Thanh.

Sau khi Hoàng Thái Cực qua đời (năm 1643), Hiếu Trang Thái Hoàng Thái hậu đã có nhiều công lao trong việc giúp con trai là hoàng đế Thuận Trị ổn định trên ngai vàng. Thật không ngờ, hoàng đế Thuận Trị lại qua đời vì bệnh đậu mùa khi mới 24 tuổi.

Trong tình hình đó, Hiếu Trang Thái Hoàng Thái hậu là người ủng hộ và hết lòng chăm sóc cho cháu nội là tam hoàng tử Huyền Diệp, người được chọn kế vị hoàng đế Thuận trị. Khi đăng cơ, hoàng đế Khang Hi chỉ mới 8 tuổi (năm 1661).

Cha mẹ mất sớm nên tổ mẫu Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu chính là người hết lòng bồi dưỡng, chăm sóc và dành nhiều tâm huyết cho hoàng đế Khang Hi. Bà đích thân phụ trách việc giáo dục cho oong, vừa dạy ông học chữ, vừa dạy ông trị quốc như thế nào.

Âm thầm giúp đỡ cho con trai và cháu nội, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu được sử sách đánh giá là người có vai trò quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để hoàng đế Khang Hi mở ra thời đại thịnh trị nổi tiếng của nhà Thanh là "Khang – Càn thịnh thế".

Trong 61 năm trị vì đất nước, Khang Hi là vị hoàng đế tài trí, văn võ song toàn, hết lòng lo cho dân... Ông được đánh giá là một trong những vị hoàng đế tài ba và vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa, được xưng tụng là Khang Hi Đại đế.

thai hau nha thanh mat 37 nam khong ai dam chon cat vua khong cho ha tang dspl

Hiếu Trang Thái Hoàng Thái hậu là người ủng hộ và hết lòng chăm sóc cho cháu nội - hoàng đế Khang Hi.

Tháng 12 năm Khang Hi thứ 26 (1867), Thái hoàng Thái hậu lâm trọng bệnh nguy kịch. Nhà vua ngày đêm không rời, tận tay bồi thuốc, cũng tự mình đi bộ đến Thiên đàn, thỉnh cầu trời xanh giảm đi tuổi thọ của ông để tăng thêm tuổi thọ cho tổ mẫu.

Chính sử ghi lại, Khang Hi đế khi đọc chúc văn, nước mắt liên tục chảy, vừa run vừa nói: "Thiết nghĩ không có tổ mẫu Thái hoàng Thái hậu, tuyệt không thể có đại nghiệp ngày hôm nay, cùng cực chi ân, suốt đời khó báo… Nếu đại tính hoặc nghèo, nguyện giảm thần linh, ký tăng Thái hoàng Thái hậu mấy năm tuổi thọ".

Chỉ tiếc rằng chẳng bao lâu sau, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu đã qua đời ngay trong tháng 12 năm ấy, để lại cho Khang Hi một nỗi đau khó có thể nguôi ngoai.

Sau khi qua đời, vị Thái hoàng Thái hậu này đã để lại một di ngôn có nhiều điểm nghi vấn. Chính di nguyện ấy đã trở thành một trong những nguyên nhân khiến thi thể của bà không được chôn cất trong suốt 37 năm.

"Thái Tông (chỉ Hoàng Thái Cực) cung phụng an cửu đã lâu, tránh vì ta mà kinh động đến. Huống hồ tâm huyết của ta đã dành trọn cho hai cha con Hoàng đế, chỉ cần an táng gần Hiếu lăng là ta mãn nguyện rồi", di nguyện viết.

Theo đó, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu đã lấy lý do không muốn kinh động đến Thái Tông để dặn dò cháu ruột không hợp táng bà với chồng mình. Cũng theo di nguyện, bà muốn được an táng gần Hiếu lăng – tức nơi an nghỉ của con trai là Hoàng đế Thuận Trị.

Chính lời trăn trối trên đã khiến hậu thế không khỏi hoài nghi về tình cảm vợ chồng giữa Hiếu Trang và Hoàng Thái Cực. Thế nhưng thực tế, di ngôn của bà không chỉ khiến người đời sau hoài nghi mà còn làm cho bản thân Khang Hi đế lúc bấy giờ cũng rất mực đau đầu và khó xử.

Tổ chế của Thanh triều vốn không cho phép bất kỳ vị người phụ nữ nào trong hoàng tộc được phép xây dựng lăng tẩm riêng. Dù là Hoàng hậu, Thái hậu hay Thái hoàng Thái hậu, những người này sau khi qua đời đều phải được hợp táng chung mộ với chồng mình.

thai hau nha thanh mat 37 nam khong ai dam chon cat vua khong cho ha tang dspl9

Di ngôn đầy ẩn ý của vị Thái hoàng Thái hậu khiến vua Khang Hi đau đầu.

Sau cùng, vua Khang Hi dã quyết định lập nên một tòa "Tạm An Phụng điện" và đặt linh cữu của Thái hoàng Thái hậu ở đó. Để xây dựng nên tòa điện này, Khang Hi đã cất công hủy bỏ 5 gian phòng phía đông Từ Ninh cung và đem toàn bộ kiến trúc ở đó "sao chép" đến Tạm An Phụng điện.

Tuy nhiên đây cũng chỉ có thể xem như một nơi tạm đặt linh cữu, còn di thể của Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu thực chất vẫn chưa có lăng tẩm để an táng đàng hoàng. Và di thể của Hiếu Trang cứ được đặt ở tòa cung điện này trong vòng 37 năm cho tới tận khi Tiên đế băng hà.

Phải đến thời đại Ung Chính tại vị, hoàng tộc Ái Tân Giác La mới tìm được phương án ổn thỏa để an táng di thể của Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu.

Theo đó, vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành thân của Hiếu Trang và Hoàng Thái Cực, người chắt Ung Chính đã hạ chiếu xây dựng Chiêu Tây Lăng, coi đó là lăng tẩm riêng để an táng Thái hoàng Thái hậu.

Mộc Miên (T/h)