Cảm động vợ chồng U60 rời quê lên phố khởi nghiệp với món cơm tấm miền Tây kiếm tiền nuôi con đi học

Admin
Với hai người, ở tuổi 60 vẫn chưa bao giờ là quá muộn để khởi nghiệp, và bắt đầu làm một điều gì đó. Câu chuyện của vợ chồng khởi nghiệp với cơm tấm miền Tây dưới đây là một ví dụ.

Con trai ở đâu thì chúng tôi ở đó

Câu chuyện khởi nghiệp bán cơm tấm của vợ chồng già, tuy đã 60 tuổi vẫn còn mở quán bán cơm khiến nhiều người nể phục. Bà bà Nguyễn Thị Thanh Ngân (59 tuổi, vợ ông Thọ - 60 tuổi) từng nổi tiếng khi bán cơm tấm ở An Giang.

Bà Thanh nổi tiếng với cơm Tấm miền Tây vừa ngon, sạch sẽ, giá cả hợp lý

 

Gia đình có tới 10 anh chị em, trong đó, nhiều người đã mở các quán cơm mang thương hiệu này tại TP. Long Xuyên. Nhưng với vợ chồng ông Thọ lại không nối nghiệp gia đình, mà làm nhiều việc khá để mưu sinh.

Vợ ông Thọ chia sẻ, nếu kinh doanh ở quê sẽ gặp nhiều khó khăn, chỉ thấy lỗ không có lãi. Trong khi gia đình phải tìm mọi cách kiếm tiền để nuôi con ăn học. Con trai đỗ Đại học là động lực để vợ chồng bà từ Long Xuyên lên Sài Gòn khởi nghiệp. Vừa để có tiền, vừa để gần gũi tiện chăm sóc và quan tâm con cái.

Việc con trai đỗ đại học chính là lý do mà gia đình ông chuyển lên thành phố sống.

 

Cuộc sống bắt đầu lại ở một nơi hoàn toàn xa lạ. Với họ, ở đâu có con trai thì ở đó là nhà. Những ngày đầu mở bán, quán khá vắng khách. Nhưng vì con trai, hai ông bà vẫn quyết định bám trụ và quán ăn dần có được một lượng khách ổn định, trụ vững giữa dịch Covid - 19.

Biết được quyết định của bố mẹ, tất cả vì cho mình ăn học, con trai ông Thọ cảm thấy rất xúc động và càng thương bố mẹ mình.

“Tôi chỉ mong sao ba mẹ có thể giữ gìn sức khỏe thật tốt. Sự hy sinh của họ chính là động lực để tôi cố gắng từng ngày trong học tập, để thành công, không phụ công ơn của ba mẹ”, Bạn Nguyễn Hữu Thắng (19 tuổi, con trai của vợ chồng ông Thọ) chia sẻ.

Đặc sản cơm tấm miền Tây ấm đượm chất miền quê

 

Thương bố mẹ nên mỗi ngày sau giờ học Hữu Thắng đều giúp bố mẹ bán cơm và đi ship hang. Với vợ chồng ông Thọ, sự chăm chỉ của con trai trong học tập cũng như trong việc phụ giúp tại quán ăn khiến họ cảm thấy tự hào và ấm lòng.

Mang đặc sản miền Tây đến mọi người

Từ khi lên Sài Gòn khởi nghiệp, vợ chồng ông Thọ rất bận rộn. Hai vợ chồng sáng sớm phải dậy chuẩn bị đồ để  bán từ sáng đến trưa.

Vì có truyền thống bán cơm tấm từ lâu đời, nên ông Thọ có bí quyết làm cơm rất ngon và được nhiều người ủng hộ. Nhất là món cơm của miền Tây lại rất hợp khẩu vị của dân thành phố.

Vợ chồng ông Thọ quyết khởi nghiệp để nuôi con ăn học

 

Tính đến nay, quán ăn của bà là chi nhánh duy nhất tại TP.HCM của quán cơm tấm Tư Ẩn nổi tiếng khắp An Giang hàng chục năm nay. Khác với các quán cơm tấm tại TP.HCM, món cơm của bà được nhiều người thích vì có nước thịt khìa được chuẩn bị theo công thức gia truyền. Ngoài ra, thịt heo khìa và trứng vịt khìa của quán cũng có một hương vị rất riêng.

Vì vừa ngon, giá thành lại hợp lý nên quán cơm của bà Thanh được nhiều người ủng hộ và giới thiệu cho người khác ở vùng lân cận. Trong đó, có những thực khách ngày nào cũng đến ăn, nếu không ăn thì kiểu gì cũng gọi mua về ăn bằng được.

Món cơm của bà đã khiến nhiều người “nghiện” vì độ ngon và đây lại là đặc sản của vùng miền Tây. Vừa giản dị lại thơm đượm tình cảm của con người miền quê.

Thưởng thức món đặc sản cơm tấm, thực khách không chỉ thấy được hương vị quen thuộc củ quê nhà. Mà sẽ còn thấy thấy tự hào khi món ăn của quê mình

“Chính nước thịt khìa là điều khác biệt trong món ăn của quán chúng tôi”, bà Thanh Ngân nói.

Một thực khách gắn bó lâu dài với quán cơm tấm của bà Thanh tâm sự rằng:

“Mình quê ở An Giang nên món cơm ở đây rất hợp khẩu vị với mình. Ăn món cơm tấm mà cô nấu, mình cảm thấy thân thuộc như chính mẹ mình nấu vậy. Mình không thể nào nhớ được mình đã ăn tại quán này bao nhiêu lần rồi”.

Không chỉ có những khách ở khu Sài Gòn hay lân cận, những khách du lịch từ vùng khác lên Sài Gòn cùng phải thử ăn cơm tấm của bà Thanh một lần. Có một lần, đoàn du lịch từ Đà Lạt lên đã đến quán của ông bà. Và có cả khách du lịch nước ngoiaf nữa.

Chồng của bà Thanh chia sẻ, hôm quán đông khách đến mức không có chỗ ngồi, rất nhiều người phải chờ đến lượt mình để có thể thưởng thức được món ăn.

“Có một cháu sinh viên thường tới quán của chúng tôi ăn. Trong 10 ngày liền, ngày nào cháu đó cũng gọi 2 dĩa cơm, rồi thêm cơm thêm thì ăn mới no. Thấy món ăn của mình được mọi người đón nhận, vợ chồng tôi thấy hạnh phúc lắm”, ông Thọ vui vẻ kể lại.

Thưởng thức món đặc sản cơm tấm, thực khách không chỉ thấy được hương vị quen thuộc củ quê nhà. Mà sẽ còn thấy thấy tự hào khi món ăn của quê mình được quảng bá tại một thành phố lớn và được nhiều người biết tới.