Chuyện lạ lùng ở nơi chỉ có “tình một đêm”, khái niệm “cha” hay “chồng” chưa từng tồn tại

Ở nơi này, các cô gái có quyền đêm nay mở cửa, bẳng thang cho chàng trai này, nếu chưa hài lòng thì “cấm cửa” và đêm hôm sau sẽ cho chàng trai khác lên “gác”. Phụ nữ vùng này không tin vào hôn nhân.
Tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới có tồn tại mẫu hệ trong gia đình. Có nghĩa là quyền lực sẽ thuộc về người mẹ. Thế nhưng chưa từng có nơi nào như bộ tộc Mosuo (một nhóm dân tộc thiểu số sống quanh hồ Lugu, tại tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên, Trung Quốc), với bộ tộc này, người phụ nữ nắm quyền trong tay. Con cháu sống cùng và theo dòng máu của mẹ.
 
Những người phụ nữ trong tộc không kết hôn và có quyền “vui vẻ” với bất kỳ người đàn ông nào tùy thích, không bị an phán xét, lên án. Ở vùng đó, đàn ông không được coi trọng. Nhiệm vụ chính của đàn ông là duy trì nòi giống cho dòng tộc.
 
Chuyện lạ lùng ở nơi chỉ có “tình một đêm”, khái niệm “cha” hay “chồng” chưa từng tồn tại
Bộ tộc Mouso sống theo chế độ Mẫu hệ
 
Được biết, bộ tộc Mosuo có khoảng 400 ngàn người. Mosuo không được chính phủ Trung Quốc thừa nhận là 1 trong 55 dân tộc thiểu số chính thức. Người Mouso sống và tồn tại hơn 2.000 năm qua, chủ yếu theo Phật giáo Tây Tạng.
 
Mặc dù có sinh sống cùng cộng đồng các dân tộc khác có chế độ hôn nhân bình thường một vợ, một chồng nhưng người Mouso vân duy trì phong tục tập quán không kết hôn, phụ nữ giữ vai trò điều hành gia đình.
 
Theo đó, phụ nữ trong tộc có quyền ngủ với bất kỳ người đàn ông nào mà họ muốn và không hề nhận phải bất kỳ phán xét, trì triết, chỉ trích hay lên án nào từ xã hội. Khi vừa tròn 13 tuổi, các bé gái sẽ trở thành phụ nữ, được sống trong phòng riêng tại căn nhà của người mẹ. Các em được mời bất kỳ chàng trai nào mà mình thích đến nhà “chơi”.
 
Chuyện lạ lùng ở nơi chỉ có “tình một đêm”, khái niệm “cha” hay “chồng” chưa từng tồn tại
ở đây chỉ có "tình một đêm" chứ không hề có khái niệm "kết hôn"
 
Tại các sự kiện cộng đồng, người Mouso sẽ cùng nhau nhảy múa, các cô gái sẽ chọn một chàng trai để “kết bạn” vào đêm đó, cũng có thể là cả năm hoặc cả đời. Nếu chàng trai có cảm tình với cô gái trước thì anh ta sẽ chạm vào tay cô gái để mời nhảy. Nếu cô gái cũng có tình cảm thì sẽ chấp nhận lời mời bằng một cái chạm tay với chàng trai. Hoặc không, cô gái có quyền từ chối.
 
Với người Mouso, kết hôn là thứ chưa từng tồn tại, họ cũng không tin vào hôn nhân. Người Mouso không có tục cưới hỏi, họ chỉ duy trì tục “tẩu hôn”. Có nghĩa là, nam thanh niên đêm đếm sẽ cưỡi ngựa sang nhà cô gái mình thích, leo lên chiếc thang mà cô gái bắc sẵn để vào trong căn gác của cô gái. Họ sẽn bên nhau suốt đêm và khi gà bắt đầu gáy, chàng trai phải lặng lẽ đi về nhà.
 
Điều khiến người ta bất ngờ ở phong tục “tẩu hôn” của bộ tộc này là, các cô gái có quyền đêm nay mở cửa, bắc thang cho chàng trai này, nếu chưa hài lòng thì “cấm cửa” và cho chàng trai khác lên gác vào đêm khác.
 
Khi các cô gái có thai, mối quan hệ giữa đôi nam nữ gắn bó hơn. Đêm đêm, các chàng trai sẽ đến nhà vợ và ở lại cho đến sáng hôm sau rồi lại im lặng ra về. Các chàng trai vẫn làm đồng, săn bắn... còn các cô gái ở nhà dệt thổ cẩm mang ra chợ phiên bán.
 
Chuyện lạ lùng ở nơi chỉ có “tình một đêm”, khái niệm “cha” hay “chồng” chưa từng tồn tại
Một góc nơi người trong tộc sinh sống
 
Mặc dù là tục “tẩu hôn” nhưng bộ tộc Mouso tôn trọng sự bình đẳng. Các đôi đến với nhau dựa trên cơ sở của sự bằng lòng. Họ không cho phép xuất hiện tình trạng ép buộc và cấm tuyệt đối người cùng hoặc cận huyết thống “tẩu hôn”.
 
Đứa con được sinh ra sẽ sống ở nhà gái, không được làm dâu hay rể nhà khác. Ở bộ tộc này, chẳng người đàn ông nào phải gánh vác trên vai trách nhiệm làm cha hay chồng.
 
Vì là chủ gia đình nên phụ nữ Mouso được hưởng toàn bộ tài sản thừa kế hồm đất, nhà, ruộng vườn... Phụ nữ tộc này có nhiệm vụ chăm sóc và dạy dỗ con cái. Đàn ông trong tộc làm việc nặng như ruộng vườn, xây nhà... và thực hiện các yêu cầu, quyết định của “cụ bà tộc trưởng”.
 
Thế những, kể từ khi du lịch phát triển trong những năm 1990, cuộc sống của thê sheje trẻ ở Mouso bắt đầu thay đổi. Rất nhiều chàng trai, cô gái Mouso đã bắt đầu sống Tây hơn. Họ yêu, kết hôn với người ngoại tộc, sống cuộc sống vợ chồng có con cái riêng ở những thị trấn lớn. Song khi về quê họ vẫn tuân thủ các phép tắc của gia đình, dòng tộc.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/08/15/Kì lạ ngôi làng 9 năm không có bé trai_15082019133409.mp4[/presscloud]
Kỳ lạ ngôi làng 9 năm qua không có bé trai nào chào đời
 
 
Theo Nga Đỗ/SKCĐ