'Đánh thức' xác ướp, lời nguyền kinh hoàng ứng nghiệm

Những lời nguyền xác ướp mang thông điệp của những người đã khuất cho kẻ xâm phạm đến giấc ngủ yên bình của họ.

Xác ướp 5.300 năm – Lời nguyền chết chóc

Vào ngày 19/9/1991, trong khi đang tìm đường vượt qua dãy núi Otztal Alps, 2 nhà leo núi người Đức đã phát hiện ra một xác ướp được bảo quản nguyên vẹn trong băng - đây được xem là xác ướp có niên đại cổ nhất Châu Âu.

Cuộc khám nghiệm xác ướp gây tranh cãi sau đó được tiến hành tại Hauslabjoch, biên giới giữa Áo và Italy. Các nhà khoa học đã đưa ra hàng loạt giả thuyết về tuổi của xác ướp vào thời điểm tử vong, nguyên nhân tử vong, tình trạng sức khỏe… nhưng quan trọng nhất là câu hỏi: Anh ta đã làm gì giữa đỉnh núi Alps quanh năm tuyết phủ này?

Một trong 2 nhà leo núi phát hiện xác ướp Otzi đã tử vong

Một trong 2 nhà leo núi phát hiện xác ướp Otzi đã tử vong

Các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thuyết dẫn đến cái chết của "Người băng Otzi" như tự sát, bị giết hoặc bị hiến tế… Tuy nhiên, cho tới nay người ta vẫn chưa tìm hiểu được thân thế, cuộc đời của xác ướp này. Còn được biết đến với biệt danh “Người băng Tyrolean”, Otzi là một xác ướp 45 tuổi. Trên người còn trang bị khá nhiều dụng cụ như rìu đá, cung tên chưa hoàn thành, túi đựng tên bằng da và một khung dạng ba-lô làm bằng gỗ thông và gỗ dẻ. Vào thời điểm đó, các nhà khoa học đã xác định một vài vật dụng của Otzi đã được sử dụng từ nhiều ngàn năm trước. Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên xác ướp Otzi, và các nhà khảo cổ tin rằng có thể Otzi đã sống trong thời kỳ chuyển tiếp giữa thời Đồ Đồng và Đồ Đá ở Trung Âu hơn 5.000 năm trước. Các nghiên cứu về mô cơ thể của Otzi bằng phương pháp phóng xạ carbon cho thấy cái chết của ông có lẽ xảy ra vào khoảng năm 3.200 trước Công nguyên.

Người băng Otzi

Người băng Otzi

Lời nguyên bắt đầu

Trong lúc mọi thứ đều chưa sáng tỏ thì lời nguyền chết chóc của "Người băng Otzi" lại trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với nhiều người.

Ít nhất đã có 7 người không chết vì tai nạn cũng chết bởi những căn bệnh nan y hiếm gặp kể từ khi xác ướp này bị đánh thức sau giấc ngủ kéo dài 53 thế kỷ.

Nạn nhân đầu tiên là một thành viên thuộc đội nghiên cứu xác ướp – tiến sỹ Rainer Henn. Năm 1992, ông đã tử nạn trên đường đến dự buổi hội thảo về "Người băng Otzi".

Những đồ vật đi cùng xác ướp cổ đại

Những đồ vật đi cùng xác ướp cổ đại

Xe của Henn đâm vào một chiếc xe khác khiến ông chết ngay lập tức. Các cơ quan an ninh đã không tìm được nguyên nhân của vụ tai nạn. Tiếp đó, người đưa tiến sĩ Henn tới tham quan nơi tìm ra xác ướp – nhà leo núi Kurt Fritz cũng bị vùi chết trong bão tuyết.

Nhà làm phim Rainer Hoelzl – người công bố cho cả thế giới biết về xác ướp Otzi là nạn nhân xấu số thứ ba. Một căn bệnh lạ khiến ông đau đớn quằn quại trong nhiều tháng và qua đời sau khi bộ phim tài liệu nói về "Người băng Otzi" được công chiếu.

Sau đó, chính người đã tìm ra xác ướp này – ông Helmut Simon cũng bị một cơn bão tuyết chôn vùi ngay sau khi nhận được 50.000 bảng Anh tiền phát hiện ra "Người băng Otzi".

Chưa dừng lại ở đó, người tìm ra thi thể của ông Helmut Simon cũng đột ngột qua đời vài giờ sau lễ tang của đồng nghiệp.

Năm 2005, chuyên gia nghiên cứu về xác ướp Otzi – ông Konrad Spindler đã tử vong không rõ nguyên nhân. Cuối cùng, lời nguyền lại ứng nghiệm với tiến sĩ Tom Loy – người đã phân tích những mẫu máu trên quần áo và vũ khí tìm thấy cạnh "Người băng Otzi". Ông đã qua đời trước khi hoàn thành một cuốn sách nói về xác ướp này.

Hàng loạt những cái chết đột ngột không rõ nguyên nhân của các nhà khảo cổ học và chuyên gia nghiên cứu sau khi tiếp xúc với "Người băng Otzi" khiến người ta liên tưởng đến sự tồn tại của một lời nguyền chết chóc.

Tuy nhiên, cho tới tận bây giờ, khoa học vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời cho những bí ẩn xung quanh lời nguyền này.

Theo Thu/Khỏe & Đẹp