Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm, nhiệt độ thấp nhất bao nhiêu?

Dự kiến vào giữa tuần sau, miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh có cường độ mạnh, khiến nền nhiệt giảm sâu và có khả năng xuất hiện rét đậm diện rộng.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, khoảng ngày 4-5/11, một đợt không khí lạnh có cường độ khá mạnh sẽ ảnh hưởng đến thời tiết nước ta.

Cơ quan khí tượng thủy văn dự báo, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh này, từ ngày 5/11, nền nhiệt ở miền Bắc giảm sâu, trời chuyển rét diện rộng.

Cụ thể, theo dự báo mới nhất về không khí lạnh của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ nay đến ngày 3 và 4/11, các tỉnh miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết se lạnh vào đêm và sáng với nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ C, riêng vùng núi dưới 18 độ C. Ban ngày trời hửng nắng, nhiệt độ cao nhất 28-31 độ C.

Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm, nhiệt độ thấp nhất bao nhiêu?- Ảnh 1.

 

Tuy nhiên, đến khoảng ngày 4-5/11, một đợt không khí lạnh có cường độ khá mạnh sẽ ảnh hưởng đến thời tiết nước ta. Từ ngày 5/11, nền nhiệt ở miền Bắc giảm sâu, trời chuyển rét diện rộng; vùng núi có thể xuất hiện rét đậm cục bộ.

Như vậy, từ nay đến khoảng 5/11, miền Bắc đón liên tiếp hai đợt không khí lạnh, trong đó đợt không khí lạnh sau sẽ khiến nền nhiệt hạ thấp, trời rét. Đây được xem là đợt rét diện rộng đầu tiên trong năm nay.

Dự báo về hình thế thời tiết từ nay đến 8/11, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, khoảng ngày 1-2/11, không khí lạnh tăng cường yếu trở lại phía bắc nước ta, tới ngày 4-5/11 tiếp tục tăng cường mạnh.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, khu vực Lạng Sơn ngày 5/11 hạ liền 4-5 độ với mức cao nhất 22 độ, sau hạ tiếp còn 19 độ, rút ngắn chênh lệch nhiệt độ so với ban đêm, ở mức 17 độ. Cũng thời gian này, tại Cao Bằng, mức nhiệt dao động 20-24 độ, sau giảm 17-21 độ. Riêng khu vực Hà Nội cũng giảm, ngày 5/11 ở mức 20-24 độ, sau còn 18-21 độ.

Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm, nhiệt độ thấp nhất bao nhiêu?- Ảnh 2.

Thời tiết Hà Nội những ngày tới. Nguồn: NCHMF

Liên quan đến tình hình thời tiết mùa đông năm nay, chia sẻ với báo Vietnamnet, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, rét đậm, rét hại có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 12/2024-1/2025. Cần đề phòng khả năng xảy ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài đặc biệt tại các khu vực vùng núi phía bắc, kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá trong thời gian này. Hiện tượng rét đậm, rét hại tại khu vực Bắc Bộ có khả năng xuất hiện trên diện rộng từ nửa cuối tháng 12 (tương đương so với trung bình nhiều năm).

Trong khi đó, chia sẻ với báo Lao Động, ông Nguyễn Đức Hòa - Phó Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, dự báo không khí lạnh sẽ gia tăng cường độ và tần suất từ tháng 11/2024.

"Chúng tôi nhận định khả năng đợt rét đậm rét hại đầu tiên của mùa đông năm nay sẽ rơi vào nửa cuối tháng 12 năm 2024. Bắt đầu từ thời điểm đó, không khí lạnh mạnh hoạt động dồn dập. Các đợt rét đậm rét hại sẽ tập trung từ nửa cuối tháng 12 đến tháng 2 năm 2025" - ông Hòa cho hay.

Trước đó, vào năm 2023, các đợt rét đậm rét hại xuất hiện muộn. Năm ngoái cũng được xem là năm có mùa đông ấm. Giai đoạn cuối tháng 11, thậm chí sang tháng 12.2023, miền Bắc vẫn nắng hanh với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 30 độ.

Theo ông Nguyễn Đức Hòa, khả năng mùa đông năm nay sẽ rét hơn so với mùa đông năm 2023 và dự báo miền Bắc có nhiều ngày rét đậm rét hại hơn.

"Thời tiết mùa đông năm nay dự báo sẽ lạnh khô vào nửa đầu mùa và lạnh ẩm vào cuối mùa (từ khoảng cuối tháng 2.2025 và tháng 3.2025 khả năng sẽ xuất hiện mưa nhỏ, mưa phùn). Điều này cũng phù hợp với quy luật khí hậu" - ông Hòa nhận định.

 

 

 
 
 

Theo Nam An (t/h)

#urlSourceCafebiz{ display: block!important; } .link-source-wrapper { width: auto; display: block; box-sizing: border-box; float: right; position: relative; padding-top: 15px; text-align: left; margin-bottom: 10px; } .link-source-wrapper .link-source-name { font: normal 12px/14px Arial; } .link-source-name { color: #888; box-sizing: border-box; background: #F2F2F2; border-radius: 100px; padding: 9px 11px; display: block; } .link-source-wrapper .link-source-name * { font-family: arial; font-size: 12px; line-height: normal; } .link-source-name span { color: #444; font-weight: bold; font-size: 12px; } .link-source-name span.btn-copy-link-source { margin-left: 10px; opacity: .5; } span.btn-copy-link-source { float: right; cursor: pointer; } span.btn-copy-link-source svg { position: relative; top: 1px; } .link-source-wrapper .link-source-name span.btn-copy-link-source i { color: #444; } .link-source-wrapper span.btn-copy-link-source i { font: normal 10px/11px Arial; color: #fff; } .link-source-wrapper.active .link-source-detail { display: block; } .link-source-wrapper .link-source-detail, .link-source-wrapper .link-source-detail * { font-family: arial; line-height: normal; } .link-source-detail { bottom: 50px; } .link-source-detail { display: none; background: rgba(0,0,0,0.9); border-radius: 6px; width: 300px; max-width: 300px; position: absolute; right: 0; bottom: 45px; padding: 10px 12px; z-index: 9999; } span.link-source-detail-title { color: rgba(255,255,255,0.8); font: normal 10px/11px Arial; } .btn-copy-link-source.btncopy { border: 1px solid #fff; border-radius: 4px; padding: 1px 5px; line-height: 12px; pointer-events: none; opacity: .5; margin-bottom: 5px; } .link-source-full { padding: 5px; border: 1px solid #fff; border-radius: 4px; } .link-source-full { font: normal 12px/14px Arial; color: #fff; display: block; margin-top: 5px; word-break: break-word; } .link-source-detail .arrow-down { width: 0; height: 0; border-left: 10px solid transparent; border-right: 10px solid transparent; border-top: 10px solid rgba(0,0,0,0.9); position: absolute; bottom: -10px; right: 16px; } .link-source-detail.copy .btn-copy-link-source.btncopy { pointer-events: unset; opacity: 1; } .link-source-full.active { background: #aaa; }